Đối lập với hai ngành trên, nhóm bán lẻ dường như đang ở vùng đáy sau thời gian giãn cách xã hội kéo dài. Vậy triển vọng và thách thức nào khi nhà đầu tư lựa chọn các ngành này?

Kể từ khi dịch COVID-19, giá hàng hóa, nguyên vật liệu trên toàn cầu như thép, phân bón, nông sản… hay giá cước vận tải biển tăng phi mã. Kết quả là giá cổ phiếu doanh nghiệp ngành này liên tục thiết lập vùng đỉnh lịch sử mới. Đà đi lên của giá cổ phiếu đến từ kết quả kinh doanh khởi sắc quý III và 9 tháng đầu năm nay bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh.

Tại nhóm thép và tôn mạ, hầu hết các cổ phiếu đều giao dịch trên vùng đỉnh lịch sử như HPG, NKG, HSG. Trong quý III, làn sóng COVID-19 thứ tư khiến sản lượng tiêu thụ thép nội địa giảm còn 3,9 triệu tấn, thấp hơn 18% so với cùng kỳ năm 2020 và 29% so với quý trước đó. Đối lập thị trường trong nước, hoạt động xuất khẩu khởi sắc với tổng sản lượng xuất khẩu đạt 2,1 triệu tấn, tăng 141% so với cùng kỳ và cao hơn 20% so với quý II.

Ở những tháng cuối năm, thị trường nội địa được dự báo phục hồi khi hoạt động thi công xây lắp trở lại khi giãn cách xã hội dần gỡ bỏ hay giải ngân đầu tư công được thúc đẩy. Triển vọng xuất khẩu vẫn sáng cửa khi sản xuất thép của Trung Quốc thấp do các nhà máy phải dừng sản xuất đến tháng 3/2022, nhu cầu của các thị trường Mỹ và châu Âu ở mức cao.

Song hành với cơ hội, ngành thép đang phải đối mặt thách thức khi cơn sốt đẩy giá than khoảng 110%, lập kỷ lục cao nhất lịch sử. Theo SSI Research, giá than thế giới tăng đột biến so với than trong nước, các ngành có tỷ lệ than nhập trên tổng than sử dụng trong ngành cao như xi măng (66%), sắt thép (88%), phân bón (74%) sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Sau thép và cảng biển – liệu đến thời cơ đón sóng ngành bán lẻ? - Ảnh 1.

Previous post Chứng khoán MB hỗ trợ tối đa nhà đầu tư với gói Margin cực thấp
Next post Tỷ phú đứng sau Signal và Telegram – 2 ứng dụng ‘gây bão’ thời gian qua