Bên lề hội thảo toàn cảnh ngân hàng năm 2020, ông Đỗ Giang Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty Quản lý tài sản (VAMC) chia sẻ một số vấn đề trong việc xử lý nợ xấu sau khi có Nghị quyết 42.

– Ông có thể đánh giá về kết quả thực hiện Nghị quyết 42 trong 3 năm qua?

– Kết quả thực hiện Nghị quyết 42 được thể trên 2 mặt chính. Thứ nhất là cho phép bán nợ cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, thay vì chỉ được bán nợ cho các công ty có chức năng kinh doanh nợ, đây là thay đổi rất lớn so với trước. Nhờ đó, kết quả thu hồi nợ bằng biện pháp bán nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt trên 40.000 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với giai đoạn trước khi có Nghị quyết 42. 

Thứ hai, ý thức trả nợ của khách hàng được cải thiện. Tổng doanh số mà khách hàng tự trả nợ cải thiện. Kết quả thu hồi nợ sau khi có nghị quyết gấp 1,5 lần trước đó trong giai đoạn 2013 – 2017.

Nghị quyết 42 đã khẳng định một lần nữa quyền của chủ nợ, nghĩa là trong trường hợp cần thiết, nếu hợp đồng với khách hàng có quy định có quyền thu giữ tài sản đảm bảo thì VAMC được quyền thu giữ. Đây là biện pháp rất mạnh, thay đổi căn bản ý thức khách hàng trong vấn đề trả nợ. Hiện tượng khách hàng chây ỳ trả nợ, chống đối đã giảm rất nhiều và tỷ lệ khách hàng tự trả nợ đã tăng lên rất lớn sau khi có Nghị quyết 42.

Phó Tổng giám đốc VAMC: Xem xét bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn - Ảnh 1.

Previous post Livestream bán bất động sản giữa mùa dịch, có hiệu quả?
Next post Cận Tết nhà đầu tư đổ xô ‘săn đất’ khu vực này