Song hành cùng cuộc chiến GameStop, ứng dụng giao dịch chứng khoán Robinhood đã trở thành một trong các cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong sự kiện này. Thiết lập tài khoản đơn giản, trực tuyến và cho phép người dùng mua cổ phiếu với khối lượng vô cùng nhỏ đã khiến ứng dụng này phổ biến với những người dùng Mỹ đang phải ở nhà và muốn tham gia vào thị trường chứng khoán. Quan trọng hơn cả, nó miễn phí giao dịch.

Sự phổ biến của Robinhood đối với người dùng trẻ, nhất là những người dùng trên Reddit đã tiếp sức cho đà tăng điên cuồng của cổ phiếu GameStop trong cuộc chiến với các quỹ bán khống.

Nhưng rồi đà tăng đó đột ngột dừng lại vào cuối tuần trước khi Robinhood quyết định không cho người dùng mua thêm GameStop cùng nhiều cổ phiếu đang tăng nóng khác. Quyết định này như một cú phanh khẩn cấp, không chỉ làm đà tăng của GameStop dừng lại mà còn làm cổ phiếu này rớt giá nhanh chóng. Theo tuyên bố của Robinhood, quyết định này được đưa ra nhằm “bảo vệ các nhà đầu tư và thị trường” cũng như để “quản trị rủi ro”.

Miễn phí giao dịch nhưng vẫn có tiền

Tuy nhiên nếu nhìn sâu hơn vào mô hình kinh doanh của Robinhood, cũng như cách kiếm tiền của ứng dụng này, người dùng có thể hiểu hơn cho lý do của họ.

Làm thế nào một ứng dụng miễn phí như Robinhood có thể kiếm được đến 180 triệu USD trong quý 2 năm 2020, gần gấp đôi so với quý trước đó? Đó là nhờ khoản thanh toán cho dòng lệnh cổ phiếu (Payment for order flow).

Đây cũng là cách kiếm tiền phổ biến của Robinhood và nhiều ứng dụng môi giới cổ phiếu khác, khi họ miễn phí hoa hồng hay giao dịch. Về cơ bản, khi nhận được lệnh đặt mua cổ phiếu hoặc quyền chọn của người dùng, thay vì đưa chúng ra thị trường mở, các ứng dụng này sẽ điều hướng các lệnh đó đến những nhà tạo lập thị trường, như hãng Citadel Securities hay Virtu, và hưởng phí hoa hồng từ các hãng đó.

Góc khuất sau quyết định Robinhood hạn chế giao dịch cổ phiếu GameStop  - Ảnh 1.

Previous post Bóng ma phong tỏa ám ảnh nước Mỹ khi số ca mắc Covid-19 tăng lên kỷ lục
Next post Bosch khánh thành nhà máy chế tạo IC (Wafer fab) hiện đại hàng đầu thế giới