Động thái trên được đưa ra sau vụ sụp đổ của Greensill Capital do SoftBank hậu thuẫn vào tháng 3, khiến Credit Suisse rơi vào tình trạng hỗn loạn. Vụ việc cũng diễn ra ngay sau khi văn phòng gia đình Archegos Capital Management vỡ nợ và ngân hàng Thụy Sĩ mất 5,5 tỷ USD. Kể từ đó, Credit Suisse cho biết sẽ nỗ lực giảm thiểu rủi ro.

Từ lâu, Son đã sử dụng dịch vụ của Credit Suisse và các ngân hàng khác để vay tiền nhờ thế chấp cổ phần lớn trong SoftBank. Mới đây vào tháng 2, ông đã cầm cố khoảng 3 tỷ USD cổ phần trong công ty để thế chấp cho khoản vay với Credit Suisse. Đây là một trong những khoản nợ lớn nhất đối với bất kỳ ngân hàng nào, theo hồ sơ chứng khoán Nhật Bản. Mối quan hệ cho vay cầm cố này đã kéo dài gần 20 năm. Đến tháng 5, khoản vay trở về con số 0.

Ngoài ra, Credit Suisse cũng chấm dứt mối quan hệ với SoftBank với tư cách là một khách hàng doanh nghiệp, theo nguồn tin thân cận. Credit Suisse đang yêu cầu bất cứ doanh nghiệp nào có liên quan đến SoftBank cần phải trải qua quá trình kiểm duyệt chặt chẽ.

Tập đoàn Nhật Bản đã đầu tư vào hàng chục công ty công nghệ trên khắp thế giới và là một trong những “nguồn cung cấp” những khoản vay, giao dịch lớn cho các ngân hàng trên Phố Wall. SoftBank hậu thuẫn cho nhiều công ty trong giới công nghệ, từ dịch vụ gọi xe Uber Technologies đến các nhà phát triển thuốc và thiết kế chip. Công ty cũng chịu sự thất bại lớn, điển hình là trường hợp của WeWork.

Credit Suisse chấm dứt mối quan hệ gần 20 năm với SoftBank vì Masayoshi Son quá liều - Ảnh 1.

Previous post Sáu tháng đầu năm 2021, Vietjet đạt doanh thu cao hơn so với cùng kỳ, lợi nhuận 127 tỉ đồng
Next post Bất động sản nhà ở 2021: ‘Món ngon’ của thị trường