Sứ mệnh đặc biệt

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất, buôn bán của cộng đồng tiểu thương trên toàn quốc khi nhiều cửa hàng, cửa hiệu phải đóng cửa hoặc kinh doanh cầm chừng. Sự tác động này cùng thói quen mua sắm thay đổi của người dân đã buộc các hộ kinh doanh phải điều chỉnh mô hình, sao cho vừa duy trì công việc buôn bán hàng ngày mà không vi phạm quy định của Chính phủ.

Theo ông Trần Tuấn Việt – Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị VPBank, thực trạng khó khăn đó đã đặt ra một bài toán về chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang online cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, thiếu kiến thức cũng là một trở ngại đáng kể.

“Phần lớn tiểu thương đều gắn bó chặt chẽ với sạp chợ, mặt tiền mà không để tâm đến kinh doanh trên môi trường số. Họ không biết phải bắt đầu từ đâu, làm những gì, thực hiện những bước đi như thế nào để triển khai sự chuyển đổi này. Do đó, Học viện Tiểu thương VPBank đã ra đời với sứ mệnh đặc biệt là hỗ trợ bà con trên lộ trình chuyển đổi này.”, ông Việt chia sẻ.

Giảng viên Học viện Tiểu thương VPBank – Tuấn Hà, Chủ tịch Vinalink kiêm Nhà sáng lập Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam, phân tích phần lớn các tiểu thương tại Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 30 – 45 tuổi, thậm chí đến tận 60 tuổi, do đó sự nhạy bén trong việc cập nhật các xu thế kinh doanh mới là rất hạn chế.

Thêm vào đó, mặc dù 80% cá thể kinh doanh đã tiếp cận Facebook cũng như Internet, nhưng phần lớn chỉ dành để đọc báo hoặc trò chuyện, kiến thức về buôn bán trên mạng vẫn khá mù mờ. Đây là sự lãng phí lớn về cơ hội kinh doanh online khi Việt Nam hiện là một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất thế giới và Học viện Tiểu thương VPBank sẽ góp phần “lấp đầy” khoảng trống đó.

Kiến thức thực tế, hỗ trợ tận tình

Đến thời điểm hiện tại, Học viện Tiểu thương VPBank đã cung cấp cho học viên 10 buổi đào tạo, với gần 300.000 lượt theo dõi và hơn 17.000 lượt thảo luận xoay quanh những kiến thức kinh nghiệm về kinh doanh trên các nền tảng online, sàn thương mại điện tử…cùng những kỹ năng chăm sóc khách hàng, định giá sản phẩm hoặc quản lý tài chính hữu ích. Trong mỗi bài học, giảng viên và học viên cùng nhau trực tiếp trao đổi các câu hỏi và vấn đề phát sinh.

Chị Trần Huyền (ngụ tại Thường Tín, Hà Nội) là một trong những tiểu thương tham gia học tập từ những buổi đầu tiên, cho biết nhà chị có cửa hàng bán điện thoại di động nhưng phải đóng cửa do yêu cầu giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh. Chị muốn tìm hiểu kinh doanh online để có thể giới thiệu hàng hóa lên các kênh mạng xã hội, tìm kiếm thêm khách hàng và gia tăng thu nhập.

“Trước đây tôi phụ thuộc 100% vào cửa hàng trên phố, khách hàng cũng hoàn toàn giao dịch trực tiếp với nhau. Lúc phải tạm đóng cửa nên tôi rất lúng túng. Thật may biết đến Học viện Tiểu thương VPBank, tôi đã vỡ ra rất nhiều thứ. Facebook, Zalo không chỉ là nơi để tôi đọc tin tức, nói chuyện nữa mà đã trở thành nơi tôi đưa các mặt hàng điện thoại, Ipad lên để kinh doanh. Nhờ áp dụng các bí quyết của thầy giáo, nguồn vốn buôn bán của tôi cũng được cải thiện đáng kể, kinh tế gia đình đỡ bế tắc. Sau đây tôi sẽ tập trung vào kênh online này nhiều hơn”, chị Huyền tâm sự.

Hơn 12.500 tiểu thương tham gia “Học viện Tiểu thương VPBank” - Ảnh 1.

Previous post Cách đây 5 năm, tỷ phú Phạm Nhật Vượng trả lời ra sao khi nhận được lời khuyên ‘đừng vội sang Mỹ cắm cờ’ của lãnh đạo Viettel?
Next post Nhiều yếu tố có thể khởi phát hiện tượng sốt đất năm 2022