Ông Nguyễn Bá Dương không thuộc top đầu tỷ phú của Việt Nam, song với nhiều người trong giới kinh doanh, ông là một doanh nhân được nhiều người vị nể.

Như một đồng nghiệp tên Dương khác (Chủ tịch Trần Bá Dương của THACO), ông cũng là một người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh với phong cách thận trọng. Cả hai đều được biết đến là những người rất không thích vay ngân hàng – đòn bẩy tài chính mà nhiều doanh nghiệp hay sử dụng. Họ không muốn mắc nợ, cho dù đó là những món nợ chính đáng.

Không giống các tỷ phú Việt khác, ông Nguyễn Bá Dương không lập nghiệp từ tay trắng mà gầy dựng sự nghiệp từ một doanh nghiệp nhỏ sau khi được cổ phần hóa. Bằng tài năng, uy tín cũng như những bước đi táo bạo trong kiểm soát, chỉ sau khoảng 6 năm, ông đã biến Coteccons trở thành nhà thầu xây dựng hàng đầu trên thị trường.

Một trong những lý do giúp Coteccons bật lên và trở thành thế lực thống trị ngành xây dựng Việt Nam trong khoảng thời gian khá dài là nhờ cú bắt tay với nhà đầu tư Kusto Group vào năm 2012. Theo đó, Coteccons đã chấp nhận bán 24,7% cổ phần cho nhà đầu tư quốc tế Kusto Group với giá 50.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt 525 tỷ đồng (tương đương 25 triệu USD). Cùng với lợi nhuận tích lũy được, Coteccons nắm trong tay hơn 1.000 tỷ đồng tiền mặt vào thời điểm đó.

Khoản tiền mặt khổng lồ này đã giúp Coteccons rất nhiều trong những bước đường kinh doanh tiếp sau. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn trở thành một trong những nơi làm việc đáng mơ ước của dân xây dựng nói riêng và nhân sự Việt Nam nói chung trong nhiều năm.

Tuy nhiên, có thể nói, ông Nguyễn Bá Dương và Coteccons là ‘thành bại tại Kusto Group’. Sau vài năm hợp tác vui vẻ với nhau, đến khoảng năm 2019, mối quan hệ giữa đôi bên bắt đầu ‘cơm không lành, canh không ngọt’. Sau gần 1 năm đấu đá quyết liệt ở mọi mặt trận – đặc biệt là trên truyền thông, để không phá nát doanh nghiệp này, tháng 10/2020, cả hai bên đã ngồi với nhau để tìm giải pháp. Kết quả là ông Nguyễn Bá Dương cùng các cộng sự của ông chấp nhận rời Coteccons.

Doanh nhân Nguyễn Bá Dương: Nhiều năm thống trị ngành xây dựng Việt Nam và biến cố bất ngờ ở tuổi 60 với cuộc chiến ‘vương quyền’ - Ảnh 1.

Previous post Capella Land đầu tư dự án khu công nghiệp gần 400ha tại Bắc Giang
Next post Huế: Căn nhà tồi tàn lột xác ngoạn mục, đẹp lung linh trên báo Mỹ