Đồ gỗ sản xuất tại Việt Nam từ lâu đã là một thương hiệu của thế giới. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam xây dựng nhà máy để tận dụng những lợi thế cho sản phẩm có xuất xứ “made in Vietnam”. Số doanh nghiệp ngành gỗ FDI cũng tăng.

Ở châu Á, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc (hơn 50 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ hằng năm). Nhưng nền kinh tế Trung Quốc đang có quá nhiều ngành có giá trị cao, nên chế biến gỗ không còn là ưu tiên, cộng với giá nhân công ngày càng cao, nguyên liệu khan hiếm, Trung Quốc có xu hướng sản xuất đồ gỗ phục vụ thị trường nội địa.

Cùng với AA Corporation, Scansia Pacific là một trong số ít doanh nghiệp đồ gỗ có quy mô và doanh thu lớn tại khu vực miền Nam. Tuy nhiên trong khi AA nhắm tới phân khúc trung và cao cấp, thường xuyên xuất hiện trên truyền thông trong khi Scansia Pacific lựa chọn nội thất tiêu dùng với quy mô lớn, cung ứng cho các nhãn hàng nội thất và bán lẻ toàn cầu. Đơn vị này cũng hiếm khi xuất hiện trước truyền thông. Theo Forbes, năm 2019 doanh thu của Scansia Pacific đạt 36 triệu USD, nằm trong nhóm các doanh nghiệp có doanh thu trên 20 triệu USD/năm.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch công ty này cho biết ban đầu ông trở về Việt Nam với tấm bằng kỹ sư điện tử tại Canada. Công ty được thành lập với 3 cổ đông chính gồm ông Thắng và 2 cổ đông người nước ngoài có quốc tịch Na Uy và Anh là: Jen Arve Varleite và Alastair William Frew Wallace. Với lợi thế là những người sinh sống tại các thị trường nước ngoài nên ngay từ đầu Scansia Pacific xác định tập trung vào hoạt động xuất khẩu.

Previous post Tesla, Bitcoin và hợp đồng quyền chọn trở thành ‘hầm trú ẩn’ hái ra tiền của các day trader
Next post Thanh niên IT tự động hóa toàn bộ công việc của mình, mỗi ngày chỉ làm 10 phút rồi ngồi chơi game, vẫn nhận lương hơn 2 tỷ VNĐ/năm